Là một “thủ phủ công nghiệp”, Bình Dương nhận định rõ một trong các lý do thu hút nhà đầu tư nước ngoài chính là từ hạ tầng giao thông. Tỉnh tập trung, huy động nhiều nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông chất lượng, nhiều dự án giao thông trọng điểm đã và đang được triển khai nhằm kết nối các khu công nghiệp, khu đô thị, cảng biển và sân bay.
|
Toàn cảnh hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ 39 khoá XI, nhiệm kỳ 2020-2025 (mở rộng). (Ảnh: Báo Bình Dương) |
Đột phá trong hạ tầng giao thông, kết nối liên vùng
Tỉnh ủy Bình Dương vừa tổ chức hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ 39 khoá XI, nhiệm kỳ 2020-2025 (mở rộng) vào ngày 29/11. Tại buổi hội nghị đã đưa ra những chỉ tiêu và giải pháp để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ ở nhiệm kỳ này trong năm 2025 của tỉnh.
Trong thời kỳ xây dựng chiến lược khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, tỉnh Bình Dương đang tích cực đón đầu xu thế hội nhập quốc tế sâu rộng và tập trung nâng cấp hệ thống giao thông theo hướng đô thị hóa; trong đó, phát triển hạ tầng giao thông không chỉ đem lại thời cơ, tầm nhìn kinh tế mà còn giúp cho nhu cầu đi lại, giao thương của người dân được thuận tiện và dễ dàng hơn.
Đặc biệt, theo Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được công bố trong tháng 09/2024, tỉnh đã đề ra phương án phát triển hạ tầng giao thông tuyến đường bộ cấp tỉnh dự kiến đến năm 2030 có 43 tuyến đường tỉnh, gồm 16 tuyến hiện hữu và 27 tuyến bổ sung mới, để bảo đảm nâng cấp và đầu tư các đoạn mở mới, hình thành mạng lưới giao thông thông suốt, bảo đảm phục vụ thuận lợi cho sản xuất và đời sống nhân dân.
Vào tháng 9/2024, tỉnh khánh thành hai công trình trọng điểm: Cầu Bạch Đằng 2 (nối Bình Dương với tỉnh Đồng Nai) và đường tạo lực Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng (chiều dài gần khoảng 48km, chiều rộng 6 làn xe chạy) với tổng mức đầu tư 4.300 tỷ đồng, giúp kết nối Bình Dương với các tỉnh Đông Nam bộ. Tuyến đường này sẽ giao cắt với tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành trong tương lai.
Bên cạnh đó, tuyến đường Mỹ Phước - Tân Vạn - Bàu Bàng với tổng chiều dài hơn 60 km cũng đã hoàn thành mở rộng lên 10 làn đường. Tuyến đường có vai trò quan trọng trong giao thương, phát triển kinh tế, kết nối khu Thành phố mới Bình Dương với các cụm công nghiệp lớn ở thành phố Bến Cát, huyện Bàu Bàng.
|
Khi cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành hoàn thành sẽ mang đến hàng loạt lợi ích về kinh tế, thúc đẩy giao thương liên kết vùng của doanh nghiệp, người dân nơi đây. |
Trong cuối năm 2024 và năm 2025, tỉnh sẽ khởi công các tuyến đường: nâng cấp mở rộng Quốc lộ 13 từ 6 lên 8 làn xe, đường Hồ Chí Minh (đoạn Chơn Thành - Đức Hòa đi qua tỉnh Bình Dương) dài 31,5km, Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh, Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh.
Đặc biệt có thể nói đến dự án cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành dự kiến khởi công trong quý I/2025. Đây là tuyến đường trọng yếu của khu vực phía Nam, được Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh là tuyến đường huyết mạch, có ý nghĩa chiến lược, kết nối giữa Tây Nguyên, Đông Nam bộ với Sân bay Long Thành và hàng loạt tuyến cao tốc, cảng biển.
Bình Dương tập trung xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ
Ngoài các dự án xây dựng giao thông đường bộ, Bình Dương cũng triển khai thực hiện song song hàng loạt các hạ tầng khác. Tỉnh đã thực hiện khởi công xây dựng nhà ga Metro ở Trung tâm thương mại dịch vụ vòng xoay A1 rộng 7ha, kết nối tuyến metro đến Suối Tiên (Thành phố Hồ Chí Minh) rộng 5.800 m2 với kinh phí khoảng 2.400 tỷ đồng, thi công trong 18 tháng.
Các phương án về mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến 2050 được tỉnh chú trọng nghiên cứu xây dựng và bổ sung tuyến Bàu Bàng - Mộc Bài kết nối đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh - Lộc Ninh và tuyến đường sắt kết nối các tỉnh khu vực Tây Nguyên với tuyến đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh - Tây Ninh.
Cùng với đó, tỉnh sẽ triển khai các phương án phát triển các tuyến vận tải đường thủy nội địa trên các sông (Sài Gòn, Đồng Nai, Thị Tính) với 18 cảng, hệ thống cảng, bến thủy nội địa. Các hệ thống cảng cạn đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu, tăng năng lực thông qua hàng hóa của hệ thống cảng biển khu vực Đông Nam bộ.
Tiếp theo là hệ thống sân bay sẽ được bố trí quỹ đất dự trữ nghiên cứu xem xét, đầu tư xây dựng cảng hàng không tại huyện Dầu Tiếng phù hợp với điều kiện và nhu cầu thực tế với quy mô khoảng 200ha - 500ha.
Dự kiến đến năm 2050, Bình Dương tiếp tục hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống hạ tầng giao thông theo các quy hoạch ngành, quốc gia đã được phê duyệt. Bình Dương sẽ tiếp tục đầu tư phát triển các hạng mục đường trên cao và các nút giao liên thông huyết mạch quan trọng theo trục Bắc - Nam, vành đai Đông - Tây.
Lựa chọn đầu tư bất động sản tại Bình Dương
Bình Dương luôn là điểm sáng trong mắt các nhà đầu tư bất động sản vì sở hữu rất nhiều yếu tố thúc đẩy tiềm năng tăng giá: hạ tầng giao thông, thu hút FDI, tỷ lệ dân nhập cư cao, chính sách,... Tuy nhiên, kể từ khi Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh Bất động sản 2023 và Luật Đất đai 2024 chính thức có hiệu lực từ ngày 01/8/2024, các nhà đầu tư đã chuyển hướng và bắt đầu chọn lọc lại danh sách sản phẩm đầu tư, đặc biệt là phân khúc đất nền.
Alana City là một trong các dự án hiếm hoi còn lại có thể xây dựng tự do tại Bình Dương. Chính vì vậy, dự án đang được các nhà đầu tư quan tâm và lựa chọn xuống tiền. Dự án tọa lạc ngay lõi trung tâm khu công nghệ cao Phú Giáo - Bình Dương, nằm ngay mặt tiền đường ĐT.741, liền kề cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành.
Dự án sở hữu 39 tiện ích nội khu, với quy mô hoành tráng như: Trung tâm thương mại Solar Mall, Công viên trung tâm Astro Park, Quảng trường Milky Way, Hệ thống Trường mầm non Montessori Uranus và Trường quốc tế liên cấp Carina, Trung tâm hội nghị Dione Palace, Trung tâm y tế Victoria, Khu liên hợp thể thao và hồ bơi Water Park,... phục vụ được mọi nhu cầu cuộc sống cho cư dân nơi đây. Đặc biệt, trong bán kính di chuyển khoảng 5 - 15 phút, Alana City kết nối với 12 khu công nghiệp lớn nhỏ của tỉnh.
|
Alana City đáp ứng được tâm lý người mua nhà hiện nay khi ưu tiên các dự án được đầu tư quy hoạch chỉn chu, đáp ứng chất lượng sống với mức giá hợp lý và đảm bảo về mặt pháp lý. |
Dự án Alana City đang tung ra hàng loạt chính sách giới thiệu mã sản phẩm hấp dẫn, giúp các nhà đầu tư sinh lời ngay từ giai đoạn đầu tiên. Khách hàng được hưởng lợi từ 10 triệu đồng đến 70 triệu đồng khi tham gia các chương trình đặc biệt của chủ đầu tư Phương Trường An Group. Khách hàng còn được nhận ưu đãi 4% - 8% khi khách hàng ứng tiền nhanh 70% - 92%. Sở hữu sản phẩm Alana City, khách hàng chỉ cần ứng trước 173 triệu đồng (20%) hoặc phương thức ứng tiền giãn tiến độ trong vòng 19 tháng. Phía đại diện đơn vị phát triển cũng đưa ra kỳ vọng biên độ gia tăng giá trị của dự án sẽ liên tục “leo thang” khi tỷ lệ dân cư được lấp đầy trong tương lai.